A

Động lực! Tạo thêm động lực cho ngày mới nào. Khám phá ngay
  • Cống hiến

    Nhìn nhận và học hỏi nhiều điều hơn

  • Những trải nghiệm đáng nhớ

  • Con người

  • Cuộc sống

  • Latest

    Thứ Ba, 14 tháng 1, 2020

    Ai cũng có một thời thanh xuân để sống, với tôi, đó là những ngày tháng của tuổi học trò, của những nông nổi và nhiệt huyết. Nhìn lại ai cũng có những hồi ức, những nuối tiếc và cả những tự hào mà họ mang theo suốt cả hành trình dài của cuộc đời. Những ngày tháng vui vẻ hồn nhiên, tinh nghịch đó nay còn đâu? Ước gì ta được sống lại một lần, để không phải hối tiếc nhiều đến như vậy. Thanh xuân của tôi gắn liền với bài vở và tình yêu, cứ chạy theo mong ước vào đại học để rồi miệt mài đèn sách bất kể ngày đêm, là những ngày học đại học đầy mới mẻ và lạ lẫm. Đây cũng là khoảng thời gian tôi cảm thấy vui vẻ nhất, tự hào nhất mặc dù thành tích chẳng dám đếm; Để rồi tình yêu xuất hiện và đi theo hành trình ấy rồi kết thúc lúc nào không hay!!!



    Khi khuyên một người tổn thương trong quá khứ mọi người thường nói "quá khứ mãi là quá khứ, hãy để nó đi qua nên rằng rút lấy kinh nghiệm để chuẩn bị và hướng về tương lai".  Điều đó không bao giờ là sai, hãy nghĩ đến những gì đẹp nhất trong quá khứ khi bạn buồn, hãy nghĩ đến những vấp ngã những đau buồn khi bạn gặp khó khăn và ĐỪNG biến nó thành nỗi ám ảnh của ngày hôm nay. Nếu bạn là thế hệ sau mới bước vào tuổi thanh xuân tươi đẹp thì những lời khuyên sau có thể sẽ giúp bạn rất rất nhiều:

    Hãy tìm kiếm ước mơ (mục tiêu) sớm nhất có thể
    Thời gian trôi qua thực không đợi một ai, nếu không có ước mơ (mục tiêu) bạn sẽ như tôi của hiện tại sống mà không biết bản thân mình đang sống vì điều gì nữa. Mỗi ngày trôi qua đều sẽ là những bị động mà cuộc sống tác động lên và bạn sẽ không biết mình đang vui hay đang buồn, cuộc sống này có làm bản thân thỏa mãn hay không? Tệ hơn bạn sẽ muốn chôn vùi mọi thứ trong giấc ngủ dài của sự chán chường mệt mỏi. Không ai muốn sống trong hoàn cảnh đó phải không!!! Nếu có ước mơ (mục tiêu) thì cuộc sống sẽ đầy hứng khởi, đầy nhiệt huyết, đó mới là những ngày đáng sống để không phải xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí.

    Hành động và sống hết mình vì ước mơ (mục tiêu) cuộc đời
    Bạn chỉ có một cuộc đời để sống, khi đã có lý tưởng hoài bão thì hãy bất chấp mọi thứ để thực hiện nó. Hãy mặc kệ những đánh giá, những cái nhìn của người ngoài đến bạn vì con người bạn không do những điều đó tạo nên mà do chính bản thân bạn, khi bạn không thẹn với lòng, với đạo đức thì đâu có quan trọng. Hãy sống nhiệt huyết, yêu thương nhất có thể, sống theo tính cách mà bạn đang có nhé! Có thể sai đó, tuổi trẻ mà! Hãy cứ nông nổi, nóng giận để theo lý tưởng của mình đi bởi sau này bạn sẽ nhận ra thời điểm đó mình đã sống hết mình và không phải nuối tiếc đâu, chỉ sợ rằng bạn để cuộc sống bình bình trôi và phải hối hận sau này.



    Kết giao bằng hữu, tri kỷ
    Có 2 người mà bạn nên có, thứ nhất là bằng hữu - là những người bạn thân sống với nhau chân thành, vui vẻ nhất. Thứ hai là người tri kỷ - là người hiểu bạn và bạn cũng hiểu đối phương. Sau cùng, bạn cũng như tất cả bao người khác cũng đều phải trưởng thành, chín chắn hơn. Khi đó chắc chắn bạn sẽ sống hướng nội hơn, xem xét lại tất cả các mối quan hệ bởi "chẳng có ai tốt với bạn hơn gia đình đâu"; sóng gió cuộc đời sẽ khiến điều đó trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Xa gia đình để lập nghiệp, những người bằng hữu, tri kỉ sẽ là điểm tựa tinh thần, sự giúp đỡ vô bờ mà bạn có; người bạn nên trân trọng cả một đời!

    Hãy nhớ, hãy nhớ!!!

    Thanh xuân đổi lại được gì?

    Yonghuynh  |  at  09:04

    Ai cũng có một thời thanh xuân để sống, với tôi, đó là những ngày tháng của tuổi học trò, của những nông nổi và nhiệt huyết. Nhìn lại ai cũng có những hồi ức, những nuối tiếc và cả những tự hào mà họ mang theo suốt cả hành trình dài của cuộc đời. Những ngày tháng vui vẻ hồn nhiên, tinh nghịch đó nay còn đâu? Ước gì ta được sống lại một lần, để không phải hối tiếc nhiều đến như vậy. Thanh xuân của tôi gắn liền với bài vở và tình yêu, cứ chạy theo mong ước vào đại học để rồi miệt mài đèn sách bất kể ngày đêm, là những ngày học đại học đầy mới mẻ và lạ lẫm. Đây cũng là khoảng thời gian tôi cảm thấy vui vẻ nhất, tự hào nhất mặc dù thành tích chẳng dám đếm; Để rồi tình yêu xuất hiện và đi theo hành trình ấy rồi kết thúc lúc nào không hay!!!



    Khi khuyên một người tổn thương trong quá khứ mọi người thường nói "quá khứ mãi là quá khứ, hãy để nó đi qua nên rằng rút lấy kinh nghiệm để chuẩn bị và hướng về tương lai".  Điều đó không bao giờ là sai, hãy nghĩ đến những gì đẹp nhất trong quá khứ khi bạn buồn, hãy nghĩ đến những vấp ngã những đau buồn khi bạn gặp khó khăn và ĐỪNG biến nó thành nỗi ám ảnh của ngày hôm nay. Nếu bạn là thế hệ sau mới bước vào tuổi thanh xuân tươi đẹp thì những lời khuyên sau có thể sẽ giúp bạn rất rất nhiều:

    Hãy tìm kiếm ước mơ (mục tiêu) sớm nhất có thể
    Thời gian trôi qua thực không đợi một ai, nếu không có ước mơ (mục tiêu) bạn sẽ như tôi của hiện tại sống mà không biết bản thân mình đang sống vì điều gì nữa. Mỗi ngày trôi qua đều sẽ là những bị động mà cuộc sống tác động lên và bạn sẽ không biết mình đang vui hay đang buồn, cuộc sống này có làm bản thân thỏa mãn hay không? Tệ hơn bạn sẽ muốn chôn vùi mọi thứ trong giấc ngủ dài của sự chán chường mệt mỏi. Không ai muốn sống trong hoàn cảnh đó phải không!!! Nếu có ước mơ (mục tiêu) thì cuộc sống sẽ đầy hứng khởi, đầy nhiệt huyết, đó mới là những ngày đáng sống để không phải xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí.

    Hành động và sống hết mình vì ước mơ (mục tiêu) cuộc đời
    Bạn chỉ có một cuộc đời để sống, khi đã có lý tưởng hoài bão thì hãy bất chấp mọi thứ để thực hiện nó. Hãy mặc kệ những đánh giá, những cái nhìn của người ngoài đến bạn vì con người bạn không do những điều đó tạo nên mà do chính bản thân bạn, khi bạn không thẹn với lòng, với đạo đức thì đâu có quan trọng. Hãy sống nhiệt huyết, yêu thương nhất có thể, sống theo tính cách mà bạn đang có nhé! Có thể sai đó, tuổi trẻ mà! Hãy cứ nông nổi, nóng giận để theo lý tưởng của mình đi bởi sau này bạn sẽ nhận ra thời điểm đó mình đã sống hết mình và không phải nuối tiếc đâu, chỉ sợ rằng bạn để cuộc sống bình bình trôi và phải hối hận sau này.



    Kết giao bằng hữu, tri kỷ
    Có 2 người mà bạn nên có, thứ nhất là bằng hữu - là những người bạn thân sống với nhau chân thành, vui vẻ nhất. Thứ hai là người tri kỷ - là người hiểu bạn và bạn cũng hiểu đối phương. Sau cùng, bạn cũng như tất cả bao người khác cũng đều phải trưởng thành, chín chắn hơn. Khi đó chắc chắn bạn sẽ sống hướng nội hơn, xem xét lại tất cả các mối quan hệ bởi "chẳng có ai tốt với bạn hơn gia đình đâu"; sóng gió cuộc đời sẽ khiến điều đó trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Xa gia đình để lập nghiệp, những người bằng hữu, tri kỉ sẽ là điểm tựa tinh thần, sự giúp đỡ vô bờ mà bạn có; người bạn nên trân trọng cả một đời!

    Hãy nhớ, hãy nhớ!!!

    Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

    5 năm trước tôi chưa bao giờ nghĩ mọi thứ sẽ ra sao, chỉ biết rằng mình cứ làm những gì ở hiện tại thôi. Hồi đó là những ngày tháng của học sinh, vẫn còn mộng mị tâm hồn đơn giản mà, chỉ biết chạy theo những thú vui hàng ngày những gì gọi là học và vào đại học. Đến nay, sau khi đã tốt nghiệp đại học lòng lại chạnh buồn, cũng không biết vì sao nữa... Có lẽ vì 5 năm trôi qua quá nhanh, quá nhiều kỷ niệm, vui có buồn có cả những gì gọi là khổ cũng không thể thiếu. Những người mình yêu, những bạn bè tôi quen, những việc tôi làm, tôi trải qua, tất cả đã là quá khứ là kỷ niệm.


    Lúc này, một mình ngồi chợt nghĩ lại thấy thoáng buồn. Nhớ về một người con gái, nhớ về một thời từng yêu từng sống hết mình. Theo đuổi một thứ mà đáng nhẽ không thuộc về ta, thời gian dài như vậy ai mà không đau, ai mà không buồn. Sự thật thì mãi vẫn sẽ là sự thật, chỉ có điều nó lại khiến lòng ta phải trải qua cảm giác như vậy. Những kỷ niệm đó sẽ mãi ở trong tim, mãi khắc ghi, chỉ mong người đi sẽ gặp nhiều may mắn, thành công và có cuộc sống hạnh phúc hơn.
    Cái cảm giác cô đơn này lại lặp lại, 5 năm trước tôi thì tâm sự với "trăng" nhưng giờ lên thành phố, ít khi ngồi một mình tâm sự và cũng khó mà gặp được trăng. Cô đơn vì nhìn lại, bản thân một mình sống ở thành phố lập nghiệp, kiếm việc làm nuôi thân, phấn đấu vì tương lai nhưng không biết bản thân vì điều gì nữa. Cô đơn vì những người bạn ngày xưa nay đã mỗi người mỗi ngả, không còn có những ngày vui vẻ, bên nhau đàm đạo chuyện học, chuyện đời. Tiếng cười ấy, tiếng nói ấy vẫn còn vang vọng mãi bên tai. Có lẽ quá khứ là thứ chúng ta chỉ có thể nhìn lại để mỉm cười, để lấy lại cảm giác đó chứ không thể níu giữ, không thể quay trở lại. Đó là quy luật tự nhiên mà, mong và chúc các bạn luôn mạnh khỏe, thành công.


    Ôi, thèm lắm cái cảm giác, cái không khí học hành thời cấp 3, thời đại học. Nhớ lắm cái thời gian lên thư viện quốc gia, thư viện trường đọc sách, học bài để chuẩn bị cho kỳ thi. Nhớ lắm những lời thầy cô, bạn bè. Lúc đó không hiểu sao lại có cảm giác được nghỉ học là thích thú để khi bước qua nó ta lại cảm thấy hụt hẫng, lại thấy thiếu và muốn kéo nó quay trở lại.
    Không lâu sau khi làm ở chỗ mới, thấy bản thân cần một nơi chuyên nghiệp hơn, tạo cảm giác hứng khởi trong công việc hơn và đam mê hơn tôi lại xin nghỉ. Có lẽ nghỉ sẽ là điều tốt cho bản thân, vì chúng ta không thể đợi thành công đến, sống trong an toàn, mà phải lao ra phải quyết đoán làm ngay tức khắc. Đừng vì tình cảm, đừng vì những gì níu kéo.
    Quá khứ là những khoảnh khắc đẹp đẽ, không có quá khứ sẽ không có tương lai. Khi có tương lai, hãy nhìn lại và suy ngẫm, đó sẽ là một cảm giác tuyệt vời bởi ta lại tìm về bản ngã của chính ta.

    Suy ngẫm, 29/8/2016
    Suy ngẫm

    Trải nghiệm và những suy ngẫm của tuổi trẻ

    Yonghuynh  |  at  09:17

    5 năm trước tôi chưa bao giờ nghĩ mọi thứ sẽ ra sao, chỉ biết rằng mình cứ làm những gì ở hiện tại thôi. Hồi đó là những ngày tháng của học sinh, vẫn còn mộng mị tâm hồn đơn giản mà, chỉ biết chạy theo những thú vui hàng ngày những gì gọi là học và vào đại học. Đến nay, sau khi đã tốt nghiệp đại học lòng lại chạnh buồn, cũng không biết vì sao nữa... Có lẽ vì 5 năm trôi qua quá nhanh, quá nhiều kỷ niệm, vui có buồn có cả những gì gọi là khổ cũng không thể thiếu. Những người mình yêu, những bạn bè tôi quen, những việc tôi làm, tôi trải qua, tất cả đã là quá khứ là kỷ niệm.


    Lúc này, một mình ngồi chợt nghĩ lại thấy thoáng buồn. Nhớ về một người con gái, nhớ về một thời từng yêu từng sống hết mình. Theo đuổi một thứ mà đáng nhẽ không thuộc về ta, thời gian dài như vậy ai mà không đau, ai mà không buồn. Sự thật thì mãi vẫn sẽ là sự thật, chỉ có điều nó lại khiến lòng ta phải trải qua cảm giác như vậy. Những kỷ niệm đó sẽ mãi ở trong tim, mãi khắc ghi, chỉ mong người đi sẽ gặp nhiều may mắn, thành công và có cuộc sống hạnh phúc hơn.
    Cái cảm giác cô đơn này lại lặp lại, 5 năm trước tôi thì tâm sự với "trăng" nhưng giờ lên thành phố, ít khi ngồi một mình tâm sự và cũng khó mà gặp được trăng. Cô đơn vì nhìn lại, bản thân một mình sống ở thành phố lập nghiệp, kiếm việc làm nuôi thân, phấn đấu vì tương lai nhưng không biết bản thân vì điều gì nữa. Cô đơn vì những người bạn ngày xưa nay đã mỗi người mỗi ngả, không còn có những ngày vui vẻ, bên nhau đàm đạo chuyện học, chuyện đời. Tiếng cười ấy, tiếng nói ấy vẫn còn vang vọng mãi bên tai. Có lẽ quá khứ là thứ chúng ta chỉ có thể nhìn lại để mỉm cười, để lấy lại cảm giác đó chứ không thể níu giữ, không thể quay trở lại. Đó là quy luật tự nhiên mà, mong và chúc các bạn luôn mạnh khỏe, thành công.


    Ôi, thèm lắm cái cảm giác, cái không khí học hành thời cấp 3, thời đại học. Nhớ lắm cái thời gian lên thư viện quốc gia, thư viện trường đọc sách, học bài để chuẩn bị cho kỳ thi. Nhớ lắm những lời thầy cô, bạn bè. Lúc đó không hiểu sao lại có cảm giác được nghỉ học là thích thú để khi bước qua nó ta lại cảm thấy hụt hẫng, lại thấy thiếu và muốn kéo nó quay trở lại.
    Không lâu sau khi làm ở chỗ mới, thấy bản thân cần một nơi chuyên nghiệp hơn, tạo cảm giác hứng khởi trong công việc hơn và đam mê hơn tôi lại xin nghỉ. Có lẽ nghỉ sẽ là điều tốt cho bản thân, vì chúng ta không thể đợi thành công đến, sống trong an toàn, mà phải lao ra phải quyết đoán làm ngay tức khắc. Đừng vì tình cảm, đừng vì những gì níu kéo.
    Quá khứ là những khoảnh khắc đẹp đẽ, không có quá khứ sẽ không có tương lai. Khi có tương lai, hãy nhìn lại và suy ngẫm, đó sẽ là một cảm giác tuyệt vời bởi ta lại tìm về bản ngã của chính ta.

    Suy ngẫm, 29/8/2016

    Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

    "Đủ lắm rồi!Mình biết khả năng của mình đâu chỉ có thế này, kể cả về tinh thần, tình cảm và vật chất!"

    Đã xa rồi cái thời kỳ tôi sống với những ước mơ, cũng khá lâu rồi từ cái thời lớp 12 trẻ trung, nhiệt thành nhưng còn nhiều bỡ ngỡ. Cũng không hiểu từ bao giờ trong tôi hình thành một ước mơ, có lẽ nó là kết quả của những chiêm nghiệm, những điều bản thân nhìn thấy và cảm nhận. Hồi đó háo hức lắm, quyết tâm lắm, nghĩ lớn và lao vào ôn thi đại học nhưng cũng chỉ biết đó là con đường tốt nhất cho mình đi đến thành công. Tôi vẫn còn nhớ mãi cái thời mỗi tối ôn thi xong đi lại trong sân nhà và ngắm trăng, ngồi một mình suy tư, suy ngẫm về ước mơ của mình, đúng là đầy chất thơ và điều đó truyền cho tôi một niềm tin ghê gớm để vượt qua những trở ngại, những khó khăn và có lẽ cảm giác suy tư của một người trưởng thành là thứ có trong tôi lúc đó. Trưởng thành một cách chín chắn.
    Lúc này đây, ngồi lại suy ngẫm cuộc sống trôi qua, những gì bản thân mơ ước, mong muốn, những gì đã từng trải, những gì đã đối mặt, chỉ thấy một cảm giác buồn man mác lướt qua.
    "Tuy nhiên đối với nhiều người, những giấc mơ ấy trở nên quá mịt mờ giữa những nỗi thất vọng và vòng quay tẻ nhạt của cuộc sống thường ngày." Đây là một câu nói chợt làm tôi tỉnh ngộ sau ngằn đó thời gian sống. Có lẽ tôi đã dần quên đi mơ ước ngày nào để cuốn theo vòng quay thường ngày của cuộc sống. Có vui đấy, có buồn đấy, có tự hào đấy nhưng liệu đi chệch con đường bản thân mong muốn liệu bản thân sẽ cảm thấy như thế nào? Mình có quyền lựa chọn cơ mà, mình có quyền quên để sống trong cảm giác an toàn mỗi ngày, chẳng phải lao vào những khó khăn để trưởng thành, chẳng phải hành động ngay để thành công, để thực hiện ước mơ. Nhưng đó là ước mơ, vì khi ta làm nó chúng ta cảm thấy một nhiệt huyết lạ thường, một sự kiên trì, một ý chí mà không một ai địch nổi. Nhưng, nó đã chìm dần theo cỗ máy thời gian.

    "Điều mà cả cuộc đời tôi theo đuổi chính là làm sống lại những ước mơ và biến chúng thành sự thật." Như ánh sáng xuất hiện cuối con đường tăm tối, đó chính là thứ tôi cần thức tỉnh, con người phi thường trong tôi cần thức tỉnh để làm nó với bao nhiệt huyết, niềm tin đã mất. Và khi đó, đó mới là cuộc sống tôi đáng sống, nên sống. Tôi không thể để mỗi ngày trôi qua tôi lại phải phụ thuộc vào cuộc sống, chịu sự chi phối của cuộc sống. Tôi không thể sống tẻ nhạt mỗi ngày, không thể để cuộc đời mình vô vị. Tôi muốn sống cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay không phải sót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí. Tôi phải thay đổi, phải thay đổi và không thể là một con người tầm thường trong chính bản thân, trong muôn vạn người trên thế giới này.
    Trân trọng, 1/6/2016
    Động lực

    Mỗi người đều có một ước mơ

    Yonghuynh  |  at  09:22

    "Đủ lắm rồi!Mình biết khả năng của mình đâu chỉ có thế này, kể cả về tinh thần, tình cảm và vật chất!"

    Đã xa rồi cái thời kỳ tôi sống với những ước mơ, cũng khá lâu rồi từ cái thời lớp 12 trẻ trung, nhiệt thành nhưng còn nhiều bỡ ngỡ. Cũng không hiểu từ bao giờ trong tôi hình thành một ước mơ, có lẽ nó là kết quả của những chiêm nghiệm, những điều bản thân nhìn thấy và cảm nhận. Hồi đó háo hức lắm, quyết tâm lắm, nghĩ lớn và lao vào ôn thi đại học nhưng cũng chỉ biết đó là con đường tốt nhất cho mình đi đến thành công. Tôi vẫn còn nhớ mãi cái thời mỗi tối ôn thi xong đi lại trong sân nhà và ngắm trăng, ngồi một mình suy tư, suy ngẫm về ước mơ của mình, đúng là đầy chất thơ và điều đó truyền cho tôi một niềm tin ghê gớm để vượt qua những trở ngại, những khó khăn và có lẽ cảm giác suy tư của một người trưởng thành là thứ có trong tôi lúc đó. Trưởng thành một cách chín chắn.
    Lúc này đây, ngồi lại suy ngẫm cuộc sống trôi qua, những gì bản thân mơ ước, mong muốn, những gì đã từng trải, những gì đã đối mặt, chỉ thấy một cảm giác buồn man mác lướt qua.
    "Tuy nhiên đối với nhiều người, những giấc mơ ấy trở nên quá mịt mờ giữa những nỗi thất vọng và vòng quay tẻ nhạt của cuộc sống thường ngày." Đây là một câu nói chợt làm tôi tỉnh ngộ sau ngằn đó thời gian sống. Có lẽ tôi đã dần quên đi mơ ước ngày nào để cuốn theo vòng quay thường ngày của cuộc sống. Có vui đấy, có buồn đấy, có tự hào đấy nhưng liệu đi chệch con đường bản thân mong muốn liệu bản thân sẽ cảm thấy như thế nào? Mình có quyền lựa chọn cơ mà, mình có quyền quên để sống trong cảm giác an toàn mỗi ngày, chẳng phải lao vào những khó khăn để trưởng thành, chẳng phải hành động ngay để thành công, để thực hiện ước mơ. Nhưng đó là ước mơ, vì khi ta làm nó chúng ta cảm thấy một nhiệt huyết lạ thường, một sự kiên trì, một ý chí mà không một ai địch nổi. Nhưng, nó đã chìm dần theo cỗ máy thời gian.

    "Điều mà cả cuộc đời tôi theo đuổi chính là làm sống lại những ước mơ và biến chúng thành sự thật." Như ánh sáng xuất hiện cuối con đường tăm tối, đó chính là thứ tôi cần thức tỉnh, con người phi thường trong tôi cần thức tỉnh để làm nó với bao nhiệt huyết, niềm tin đã mất. Và khi đó, đó mới là cuộc sống tôi đáng sống, nên sống. Tôi không thể để mỗi ngày trôi qua tôi lại phải phụ thuộc vào cuộc sống, chịu sự chi phối của cuộc sống. Tôi không thể sống tẻ nhạt mỗi ngày, không thể để cuộc đời mình vô vị. Tôi muốn sống cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay không phải sót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí. Tôi phải thay đổi, phải thay đổi và không thể là một con người tầm thường trong chính bản thân, trong muôn vạn người trên thế giới này.
    Trân trọng, 1/6/2016

    Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

    hanh phuc theo quan diem phat giao
    Hạnh phúc
    Con người và loài thú đều giống nhau: đói thì kiếm ăn, khát thì kiếm nước uống, cũng đều duy trì bản năng sinh tồn như nhau. Loài thú cũng biết tổ chức theo từng đàn để bảo vệ cho nhau. Chúng cũng có cảm xúc âu yếm, đùa giỡn bên nhau, đó là sự biểu lộ hạnh phúc của chúng. Nhưng chúng không biết tư duy, vì vậy chúng vẫn là loài thú. Con người biết tư duy, có tổ chức thành gia đình, làng xóm, và hình thành cộng đồng xã hội. Con người hành nhiều nghề khác nhau để duy trì cuộc sống. Ngoài vấn đề ăn mặc, con người sản sinh ra nhiều nét văn hóa như nghệ thuật, thẩm mỹ, thơ ca, khoa học…Mục đích của con người nhằm mưu cầu, tìm kiếm hạnh phúc riêng cho mỗi người. Ở đây người viết xin trình bày thế nào là chân hạnh phúc con người cần nên tìm.
    I. Nhóm hạnh phúc thứ nhất là con người biết an phận:
    Quan niệm của họ là xây dựng một mái ấm gia đình nho nhỏ, vợ chồng con cái sống an vui, hòa thuận, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Họ không ước vọng cao sang tiện nghi vật chất; cơm đủ ăn, áo mặc đủ ấm là hạnh phúc, phần đông họ sống ở nông thôn, làm nghề nông, trồng trọt, chăn nuôi và các nghề thủ công, có một số ở thành phố là những giáo viên, công chức. Hạnh phúc của họ quả thật đơn sơ nhưng không kém phần nên thơ lý tưởng:
    “Râu tôm nấu với ruột bầu
    Chồng hòa, vợ thuận, gật đầu khen ngon”
    (Ca dao Việt Nam)
    II. Nhóm hạnh phúc thứ hai ước vọng cao hơn, phù hợp với xã hội phát triển ngày nay:
    Phần lớn họ sống ở thành thị, có chung ước vọng học hành, có bằng cấp, có địa vị, danh vọng, tiền của, nhà cửa cao sang, huy hoàng và lộng lẫy, vợ đẹp con xinh, đầy đủ tiện nghi, theo cách nghĩ của họ sống mà thiếu tiện nghi là không có hạnh phúc. Bởi vì họ là người tạo ra của cải vật chất nên họ có quyền thụ hưởng, cho rằng đó là hạnh phúc cuộc đời.
    III. Nhóm hạnh phúc thứ ba thanh cao hơn, đó là những vị ẩn sĩ sống nơi non cao, núi thẳm.
    Họ muốn ra khỏi chốn hồng trần đầy đau khổ này. Hay là những người Phật tử hiểu được chân lý của cuộc đời, sống cuộc sống thiểu dục tri túc, vui với đạo, vui với nội tâm, không màng đến danh lợi, họ tìm cuộc sống hạnh phúc thanh cao hơn, tao nhã hơn. Hằng ngày làm bạn với cỏ cây, sông núi, vui bên chén trà, nghe tiếng chim hót, hay là tụng Kinh, ngồi thiền… có phải hạnh phúc của họ được mong cầu lên cảnh giới chư thiên hưởng thú vui dục lạc trên ấy hay không?
    “Cuộc thế công danh mơ tưởng hão
    Bầu tiên phong nguyệt thú vui cùng”
    ( Lê Thánh Tông)
    Trên đây chỉ phân tích theo từng nhóm. Người viết muốn nêu lên hạnh phúc cụ thể hơn, tùy theo độ tuổi, tùy theo hoàn cảnh sống, tùy theo địa vị xã hội. Hạnh phúc của em bé là được vuốt ve, âu yếm của người mẹ, được bú mớm, được cưng chiều, hạnh phúc của nó là ở gần bên cha me, gần bên người thân yêu.
    Có người cho rằng hạnh phúc là những điều mình mong muốn, có người thấy thân mình đẹp, đoan trang là hạnh phúc, có người cho rằng mạnh khỏe không bệnh tật là hạnh phúc…những điều hạnh phúc nêu trên thật sự không bền chắc.
    Nếu đem trí tuệ của đạo Phật mà quán chiếu thì thấy những hạnh phúc ấy mong manh, dễ tan vỡ như giọt sương lúc ánh nắng ban mai, vì bản chất cuộc đời là vô thường, duyên sinh vô ngã,
    “Hãy nhìn như bọt nước
    Hãy nhìn như cảnh huyễn
    Quán nhìn đời như vậy
    Thần chết không bắt gặp
    ( Pháp cú 170 )
    Ngài Vạn Hạnh thiền sư đã “Thị Đệ Tử ” bằng bài kệ
    “Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
    Vạn vật xuân vinh thu hựu khô
    Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
    Thịnh suy như lộ thảo đầu phô”.
    Những hạnh phúc này theo lăng kính của Đạo Phật thì chúng chính là mầm mống của sự khổ đau vì chất chứa nhiều sự lo âu, phiền não, sầu khổ. Ví dụ: Có người nói rằng, gần người mình yêu là hạnh phúc. Bạn có chắc chắn rằng người yêu ấy có chung thủy với bạn suốt đời không? Người yêu ấy không có bị sanh, lão, bịnh, tử không?
    Nếu như tất cả đều theo ý muốn của bạn thì quan niệm hạnh phúc của bạn là đúng. Nhưng có bao giờ được như vậy không? Có những đôi tình nhân nghĩ rằng được sống gần bên nhau là hạnh phúc. Nhưng cuộc sống bao giờ cũng có hợp ắt phải có chia lìa, yêu nhau xa nhau sinh ra sầu khổ (ái biệt ly khổ). Trong cái hợp đã có mầm móng của sự chia lìa.
    Điều họ nghĩ: “đau khổ vì nhau, buồn nhớ vì nhau là hạnh phúc” hạnh phúc của họ là thứ hạnh phúc chờ đợi héo mòn, và hạnh phúc của sự âu lo. Thật sự, hạnh phúc của ái tình rất mong manh, chóng tàn, là thứ tạm bợ, giả tạm mà có trong chốc lát, chứ không phải hạnh phúc miên viễn.
    Vì sao nói hạnh phúc của thế gian luôn luôn có sự ưu não, buồn khổ? Bởi vì, hạnh phúc ấy xuất phát từ lòng tham ái, chấp thủ. Ở đâu có mặt của tham ái, ở nơi đó có mặt của đau thương và thù hận.
    Nhất là trong vấn đề tình yêu đôi lứa thường hay thờ thốt với nhau, tiếng nói ấy cũng chính từ cái tâm chấp ngã mà có đôi khi để đánh lừa đối tượng, không phải thứ tình yêu chân thật.
    Một người có tình yêu chân thật thì luôn có sự hy sinh và trao tặng cho người mình yêu thương, không mong cầu đón nhận. Tình yêu còn có bản ngã, còn có chấp thủ thì sao có sự hạnh phúc chân thật và bền vững được. Nên chúng ta hãy xem quan niệm hạnh phúc trong phật giáo như thế nào?
    IV. Hạnh phúc theo quan điểm của Phật giáo
    Hạnh phúc trong Đạo Phật luôn luôn đòi hỏi sự hành trì thâm hậu ở mỗi con người. Con người luôn ý thức và làm chủ ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) và những vật chất hữu vi chỉ là phương tiện sống. Mục đích chính là con người phải biết quay về đời sống tinh thần tu tập diệt trừ mọi phiền não để tâm hồn thanh tịnh, an lạc ngay trong kiếp sống hiện tại.
    Đạo Phật không quan niệm vàng bạc, ngọc ngà châu báu là hạnh phúc, Hạnh phúc càng không phải đặt chân vào lâu đài tình ái. Hạnh phúc không phải hình thành từ chất liệu ngũ dục thế gian…không phải chạy theo tiếng gọi của mỹ nhân để được nghe lời hay ngọt ngào, âu yếm cho là hạnh phúc, những thứ này chỉ làm cho tâm con người quay cuồng trong vòng xoay sinh tử, không biết bao giờ ngưng nghỉ, và tạo thêm khổ đau.
    Hạnh phúc là những ai biết quay về với đời sống tâm linh cao cả, đó là phần tinh ba cao quý nhất của con người, sống quay về với chính mình và giây phút hiện tại. Nếu chúng ta rời khỏi mình mà chạy tìm cầu ở ngoài thì làm mất đi cái gì quý giá nhất, lạc vào tà kiến, ấy chính là quên đi cái sáng suốt vốn có của mình (Phật Tính). Từ trong bóng đêm vô minh mù mịt trải qua hàng vạn kiếp, tâm hồn ta trôi giạt trong biển đời mênh mông, như con tàu lênh đênh bị sóng gió dập dồi ở ngoài biển khơi không bến bờ nương tựa. Đó chính là biển ái dục và bão tố vô minh, vùi dập chúng ta quay vòng trong sinh tử vô tận.
    Chúng ta học Phật Pháp một cách sâu xa và chắc chắn trong tay có được một ngọn đuốc sáng trên con đường đi tìm chân hạnh phúc. Giá trị nhiệm màu của đạo Phật là “tri” và “hành” chứ không phải dùng để nói suông, càng thực hành sâu chừng nào mới thấy giá trị Phật pháp cao siêu chừng đó.
    Đức phật tuyên bố: “Giải thoát an lạc, giác ngộ và tịnh độ đều ở ngay trong tâm của chúng ta” hay là “Ta đến đây không phải cứu độ các ngươi, Ta đến đây cốt là để chỉ đường đi sáng suốt cho các ngươi. Các ngươi hãy noi theo đó mà tiến hóa giác ngộ để tự độ lấy mình.” “Ngươi là ngọn đuốc và là nơi nương náu cho chính ngươi. Ngươi đừng tự phó thác vào chốn dung thân nào khác”
    Hạnh phúc mà Đức Phật muốn dạy chúng ta đạt đến là cảnh giới Niết bàn tại tâm. Niết Bàn là Bản Thể chân thực của ta, của quần sinh và vũ trụ.
    Niết Bàn là hạnh phúc.
    Niết Bàn ở sẵn trong tâm khảm con người.
    Niết bàn là Chân Thường, Hằng Cửu.
    Niết Bàn là một trạng thái tĩnh lặng, bất biến.
    Niết bàn có thể thực hiện ngay trong cõi đời này.
    Như vậy Niết Bàn là trạng thái mà ta có thể tự tạo cho ta, ban bố cho ta, chứ không do một vị Thần Phật ngoại tại nào. Tại sao vậy? Thưa chính là vì ta đã nhập thể với Bản Thể vũ trụ, nguồn sinh xuất ra vũ trụ, và chư Phật, chư Hiền Thánh Tăng.
    Đến đây tôi sực nhớ lời Phật dạy trong Kinh Pháp Cú: “Các ngươi hãy nỗ lực lên. Như Lai chỉ dạy cho con đường giác ngộ, chứ không giác ngộ thế cho ai đượcSự trói buộc của ma vương sẽ tùy sức thiền định của ngươi mà được cởi mở.” (Kinh Pháp Cú 276)
    Mới hay công trình tu trì, giải thoát của con người cũng đã chịu một định luật thiên nhiên chi phối. Đó là: “Linh tại Ngã, bất linh tại Ngã” (Hay tại ta, dở cũng tại ta).
    Nếu Niết Bàn là hạnh phúc, là bất biến, là trạng thái có thể thực hiện ngay ở đời này, thì dĩ nhiên là nếu có được hạnh phúc bây giờ, thì hạnh phúc ấy cũng không thua kém hạnh phúc hưởng được sau khi nhắm mắt tắt hơi.
    Nhận định này hết sức quan trọng. Bởi vì ngay từ trong cuộc sống hiện tiền của chúng ta có thể đạt được một trạng thái cao siêu nhất mà trời đất có thể dành để cho chúng ta. Nếu cuộc sống hiện tại chúng ta chưa đạt được an lạc nội tâm thì đừng có mơ tưởng viễn vong đến thế giới cao xa
    Vì vậy con đường giải thoát là tìm Chân Tâm tự nơi mình:
    “Hướng ngoại mà tìm cầu,
    Tất cả đều ngu si.
    Hướng nội mà tùy xứ tiện nghi,
    Tất cả đều là chân thật.”
    Lục Tổ Huệ Năng nói: trong Pháp Bảo Đàn Kinh: “Tự mình tu, tự mình hành, thấy Pháp Thân của mình, thấy Phật ở Tự Tâm mình, độ lấy mình mới được
    Như vậy châm ngôn để đi tìm chân lý sẽ là:
    Con đường hướng nội tiến cho sâu,
    Càng sâu, càng thấy lắm nhiệm mầu.
    Tâm khảm bao la không bờ bến,
    Vũ trụ mênh mông đã thấm đâu.
    Vậy muốn tìm Chân Tâm, muốn tìm Phật Tính, phải tìm ngay trong người mình, trong lòng mình.
    Phật bảo A Nan: Chân Tính đã ở nơi ngươi mà ngươi chẳng tin, lại theo nơi miệng ta mà tìm Chân Tính, vậy ngươi đã lầm chưa?
    Hạnh phúc theo Đạo Phật rất đơn giản, bất cứ người nào cũng đạt được hạnh phúc đó, miễn sao đi đúng con đường đức Thế Tôn đã vạch ra. Trong kinh Đức Thế Tôn dạy về sự chấm dứt khổ đau như sau: “Này các Tỳ kheo, trong tất cả pháp, dù là pháp hữu vi hay vô vi, pháp giải thoát ly tham (viràga,) là cao cả nhất. Ấy nghĩa là giải thoát khỏi kiêu mạn, diệt trừ tham, nhổ tận gốc sự chấp thủ, cắt đứt sự tiếp tục, dập tắt khát ái, giải thoát, chấm dứt, Niết-bàn.
    Nếu ta theo con đường Đức Phật đã dạy thực hành một cách kiên tâm trì chí, nếu ta tinh tấn đào luyện và thanh lọc bản thân, nếu ta đạt đến mức phát triển tâm linh cần thiết, một ngày kia ta có thể thực chứng Niết-bàn ngay trong ta, không cần phải nhọc trí vì những danh từ lớn lối bí hiểm. Cho nên hạnh phúc trong Phật giáo cũng vậy, người nào thật sự tu tập đoạn trừ tham ái, chấp thủ chính người ấy mới cảm nhận được hạnh phúc.
    Hạnh phúc trong Phật giáo là sự từ bỏ“tham ái, chấp trước” có nghĩa là không vướng bận bất kỳ mọi hoàn cảnh nào, ở trong khổ đau vẫn thấy an vui, hạnh phúc, ở trong đời ngũ trược đầy dẫy sự đau khổ và bất công, chúng ta cũng có thể tự tại, an vui, cho dù chung quanh của ta toàn là ngũ dục, lạc thú. Chúng ta vẫn không vướng mắc đến nó cho nên thật là chí lý khi nói:
    “Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau
    Giải thoát là ung dung trong ràng buộc”
    Chân lý hạnh phúc không chờ đợi ở kiếp sau, và cũng không cần tìm kiếm một nơi nào khác, chân lý có thể hiện hữu ngay bây giờ và ở đây. Trong tất cả mỗi người ai cũng có một nguồn hạnh phúc chân thật, nhưng con người không biết nhìn nhận hạnh phúc này, mà đi tìm cầu cái hạnh phúc giả tạm kia.
    Chuông lòng thánh thoát từ tâm
    Pháp âm thơm ngát, khói trầm quyện bay
    Lòng an, tâm tịnh mỗi ngày
    Dứt phiền não đoạn, tỏ bày tánh chơn ... (Hoa Mai)
    - Trích Thích Trí Giải - 
    Bài học

    HẠNH PHÚC THEO QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO

    Yonghuynh  |  at  23:05

    hanh phuc theo quan diem phat giao
    Hạnh phúc
    Con người và loài thú đều giống nhau: đói thì kiếm ăn, khát thì kiếm nước uống, cũng đều duy trì bản năng sinh tồn như nhau. Loài thú cũng biết tổ chức theo từng đàn để bảo vệ cho nhau. Chúng cũng có cảm xúc âu yếm, đùa giỡn bên nhau, đó là sự biểu lộ hạnh phúc của chúng. Nhưng chúng không biết tư duy, vì vậy chúng vẫn là loài thú. Con người biết tư duy, có tổ chức thành gia đình, làng xóm, và hình thành cộng đồng xã hội. Con người hành nhiều nghề khác nhau để duy trì cuộc sống. Ngoài vấn đề ăn mặc, con người sản sinh ra nhiều nét văn hóa như nghệ thuật, thẩm mỹ, thơ ca, khoa học…Mục đích của con người nhằm mưu cầu, tìm kiếm hạnh phúc riêng cho mỗi người. Ở đây người viết xin trình bày thế nào là chân hạnh phúc con người cần nên tìm.
    I. Nhóm hạnh phúc thứ nhất là con người biết an phận:
    Quan niệm của họ là xây dựng một mái ấm gia đình nho nhỏ, vợ chồng con cái sống an vui, hòa thuận, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Họ không ước vọng cao sang tiện nghi vật chất; cơm đủ ăn, áo mặc đủ ấm là hạnh phúc, phần đông họ sống ở nông thôn, làm nghề nông, trồng trọt, chăn nuôi và các nghề thủ công, có một số ở thành phố là những giáo viên, công chức. Hạnh phúc của họ quả thật đơn sơ nhưng không kém phần nên thơ lý tưởng:
    “Râu tôm nấu với ruột bầu
    Chồng hòa, vợ thuận, gật đầu khen ngon”
    (Ca dao Việt Nam)
    II. Nhóm hạnh phúc thứ hai ước vọng cao hơn, phù hợp với xã hội phát triển ngày nay:
    Phần lớn họ sống ở thành thị, có chung ước vọng học hành, có bằng cấp, có địa vị, danh vọng, tiền của, nhà cửa cao sang, huy hoàng và lộng lẫy, vợ đẹp con xinh, đầy đủ tiện nghi, theo cách nghĩ của họ sống mà thiếu tiện nghi là không có hạnh phúc. Bởi vì họ là người tạo ra của cải vật chất nên họ có quyền thụ hưởng, cho rằng đó là hạnh phúc cuộc đời.
    III. Nhóm hạnh phúc thứ ba thanh cao hơn, đó là những vị ẩn sĩ sống nơi non cao, núi thẳm.
    Họ muốn ra khỏi chốn hồng trần đầy đau khổ này. Hay là những người Phật tử hiểu được chân lý của cuộc đời, sống cuộc sống thiểu dục tri túc, vui với đạo, vui với nội tâm, không màng đến danh lợi, họ tìm cuộc sống hạnh phúc thanh cao hơn, tao nhã hơn. Hằng ngày làm bạn với cỏ cây, sông núi, vui bên chén trà, nghe tiếng chim hót, hay là tụng Kinh, ngồi thiền… có phải hạnh phúc của họ được mong cầu lên cảnh giới chư thiên hưởng thú vui dục lạc trên ấy hay không?
    “Cuộc thế công danh mơ tưởng hão
    Bầu tiên phong nguyệt thú vui cùng”
    ( Lê Thánh Tông)
    Trên đây chỉ phân tích theo từng nhóm. Người viết muốn nêu lên hạnh phúc cụ thể hơn, tùy theo độ tuổi, tùy theo hoàn cảnh sống, tùy theo địa vị xã hội. Hạnh phúc của em bé là được vuốt ve, âu yếm của người mẹ, được bú mớm, được cưng chiều, hạnh phúc của nó là ở gần bên cha me, gần bên người thân yêu.
    Có người cho rằng hạnh phúc là những điều mình mong muốn, có người thấy thân mình đẹp, đoan trang là hạnh phúc, có người cho rằng mạnh khỏe không bệnh tật là hạnh phúc…những điều hạnh phúc nêu trên thật sự không bền chắc.
    Nếu đem trí tuệ của đạo Phật mà quán chiếu thì thấy những hạnh phúc ấy mong manh, dễ tan vỡ như giọt sương lúc ánh nắng ban mai, vì bản chất cuộc đời là vô thường, duyên sinh vô ngã,
    “Hãy nhìn như bọt nước
    Hãy nhìn như cảnh huyễn
    Quán nhìn đời như vậy
    Thần chết không bắt gặp
    ( Pháp cú 170 )
    Ngài Vạn Hạnh thiền sư đã “Thị Đệ Tử ” bằng bài kệ
    “Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
    Vạn vật xuân vinh thu hựu khô
    Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
    Thịnh suy như lộ thảo đầu phô”.
    Những hạnh phúc này theo lăng kính của Đạo Phật thì chúng chính là mầm mống của sự khổ đau vì chất chứa nhiều sự lo âu, phiền não, sầu khổ. Ví dụ: Có người nói rằng, gần người mình yêu là hạnh phúc. Bạn có chắc chắn rằng người yêu ấy có chung thủy với bạn suốt đời không? Người yêu ấy không có bị sanh, lão, bịnh, tử không?
    Nếu như tất cả đều theo ý muốn của bạn thì quan niệm hạnh phúc của bạn là đúng. Nhưng có bao giờ được như vậy không? Có những đôi tình nhân nghĩ rằng được sống gần bên nhau là hạnh phúc. Nhưng cuộc sống bao giờ cũng có hợp ắt phải có chia lìa, yêu nhau xa nhau sinh ra sầu khổ (ái biệt ly khổ). Trong cái hợp đã có mầm móng của sự chia lìa.
    Điều họ nghĩ: “đau khổ vì nhau, buồn nhớ vì nhau là hạnh phúc” hạnh phúc của họ là thứ hạnh phúc chờ đợi héo mòn, và hạnh phúc của sự âu lo. Thật sự, hạnh phúc của ái tình rất mong manh, chóng tàn, là thứ tạm bợ, giả tạm mà có trong chốc lát, chứ không phải hạnh phúc miên viễn.
    Vì sao nói hạnh phúc của thế gian luôn luôn có sự ưu não, buồn khổ? Bởi vì, hạnh phúc ấy xuất phát từ lòng tham ái, chấp thủ. Ở đâu có mặt của tham ái, ở nơi đó có mặt của đau thương và thù hận.
    Nhất là trong vấn đề tình yêu đôi lứa thường hay thờ thốt với nhau, tiếng nói ấy cũng chính từ cái tâm chấp ngã mà có đôi khi để đánh lừa đối tượng, không phải thứ tình yêu chân thật.
    Một người có tình yêu chân thật thì luôn có sự hy sinh và trao tặng cho người mình yêu thương, không mong cầu đón nhận. Tình yêu còn có bản ngã, còn có chấp thủ thì sao có sự hạnh phúc chân thật và bền vững được. Nên chúng ta hãy xem quan niệm hạnh phúc trong phật giáo như thế nào?
    IV. Hạnh phúc theo quan điểm của Phật giáo
    Hạnh phúc trong Đạo Phật luôn luôn đòi hỏi sự hành trì thâm hậu ở mỗi con người. Con người luôn ý thức và làm chủ ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) và những vật chất hữu vi chỉ là phương tiện sống. Mục đích chính là con người phải biết quay về đời sống tinh thần tu tập diệt trừ mọi phiền não để tâm hồn thanh tịnh, an lạc ngay trong kiếp sống hiện tại.
    Đạo Phật không quan niệm vàng bạc, ngọc ngà châu báu là hạnh phúc, Hạnh phúc càng không phải đặt chân vào lâu đài tình ái. Hạnh phúc không phải hình thành từ chất liệu ngũ dục thế gian…không phải chạy theo tiếng gọi của mỹ nhân để được nghe lời hay ngọt ngào, âu yếm cho là hạnh phúc, những thứ này chỉ làm cho tâm con người quay cuồng trong vòng xoay sinh tử, không biết bao giờ ngưng nghỉ, và tạo thêm khổ đau.
    Hạnh phúc là những ai biết quay về với đời sống tâm linh cao cả, đó là phần tinh ba cao quý nhất của con người, sống quay về với chính mình và giây phút hiện tại. Nếu chúng ta rời khỏi mình mà chạy tìm cầu ở ngoài thì làm mất đi cái gì quý giá nhất, lạc vào tà kiến, ấy chính là quên đi cái sáng suốt vốn có của mình (Phật Tính). Từ trong bóng đêm vô minh mù mịt trải qua hàng vạn kiếp, tâm hồn ta trôi giạt trong biển đời mênh mông, như con tàu lênh đênh bị sóng gió dập dồi ở ngoài biển khơi không bến bờ nương tựa. Đó chính là biển ái dục và bão tố vô minh, vùi dập chúng ta quay vòng trong sinh tử vô tận.
    Chúng ta học Phật Pháp một cách sâu xa và chắc chắn trong tay có được một ngọn đuốc sáng trên con đường đi tìm chân hạnh phúc. Giá trị nhiệm màu của đạo Phật là “tri” và “hành” chứ không phải dùng để nói suông, càng thực hành sâu chừng nào mới thấy giá trị Phật pháp cao siêu chừng đó.
    Đức phật tuyên bố: “Giải thoát an lạc, giác ngộ và tịnh độ đều ở ngay trong tâm của chúng ta” hay là “Ta đến đây không phải cứu độ các ngươi, Ta đến đây cốt là để chỉ đường đi sáng suốt cho các ngươi. Các ngươi hãy noi theo đó mà tiến hóa giác ngộ để tự độ lấy mình.” “Ngươi là ngọn đuốc và là nơi nương náu cho chính ngươi. Ngươi đừng tự phó thác vào chốn dung thân nào khác”
    Hạnh phúc mà Đức Phật muốn dạy chúng ta đạt đến là cảnh giới Niết bàn tại tâm. Niết Bàn là Bản Thể chân thực của ta, của quần sinh và vũ trụ.
    Niết Bàn là hạnh phúc.
    Niết Bàn ở sẵn trong tâm khảm con người.
    Niết bàn là Chân Thường, Hằng Cửu.
    Niết Bàn là một trạng thái tĩnh lặng, bất biến.
    Niết bàn có thể thực hiện ngay trong cõi đời này.
    Như vậy Niết Bàn là trạng thái mà ta có thể tự tạo cho ta, ban bố cho ta, chứ không do một vị Thần Phật ngoại tại nào. Tại sao vậy? Thưa chính là vì ta đã nhập thể với Bản Thể vũ trụ, nguồn sinh xuất ra vũ trụ, và chư Phật, chư Hiền Thánh Tăng.
    Đến đây tôi sực nhớ lời Phật dạy trong Kinh Pháp Cú: “Các ngươi hãy nỗ lực lên. Như Lai chỉ dạy cho con đường giác ngộ, chứ không giác ngộ thế cho ai đượcSự trói buộc của ma vương sẽ tùy sức thiền định của ngươi mà được cởi mở.” (Kinh Pháp Cú 276)
    Mới hay công trình tu trì, giải thoát của con người cũng đã chịu một định luật thiên nhiên chi phối. Đó là: “Linh tại Ngã, bất linh tại Ngã” (Hay tại ta, dở cũng tại ta).
    Nếu Niết Bàn là hạnh phúc, là bất biến, là trạng thái có thể thực hiện ngay ở đời này, thì dĩ nhiên là nếu có được hạnh phúc bây giờ, thì hạnh phúc ấy cũng không thua kém hạnh phúc hưởng được sau khi nhắm mắt tắt hơi.
    Nhận định này hết sức quan trọng. Bởi vì ngay từ trong cuộc sống hiện tiền của chúng ta có thể đạt được một trạng thái cao siêu nhất mà trời đất có thể dành để cho chúng ta. Nếu cuộc sống hiện tại chúng ta chưa đạt được an lạc nội tâm thì đừng có mơ tưởng viễn vong đến thế giới cao xa
    Vì vậy con đường giải thoát là tìm Chân Tâm tự nơi mình:
    “Hướng ngoại mà tìm cầu,
    Tất cả đều ngu si.
    Hướng nội mà tùy xứ tiện nghi,
    Tất cả đều là chân thật.”
    Lục Tổ Huệ Năng nói: trong Pháp Bảo Đàn Kinh: “Tự mình tu, tự mình hành, thấy Pháp Thân của mình, thấy Phật ở Tự Tâm mình, độ lấy mình mới được
    Như vậy châm ngôn để đi tìm chân lý sẽ là:
    Con đường hướng nội tiến cho sâu,
    Càng sâu, càng thấy lắm nhiệm mầu.
    Tâm khảm bao la không bờ bến,
    Vũ trụ mênh mông đã thấm đâu.
    Vậy muốn tìm Chân Tâm, muốn tìm Phật Tính, phải tìm ngay trong người mình, trong lòng mình.
    Phật bảo A Nan: Chân Tính đã ở nơi ngươi mà ngươi chẳng tin, lại theo nơi miệng ta mà tìm Chân Tính, vậy ngươi đã lầm chưa?
    Hạnh phúc theo Đạo Phật rất đơn giản, bất cứ người nào cũng đạt được hạnh phúc đó, miễn sao đi đúng con đường đức Thế Tôn đã vạch ra. Trong kinh Đức Thế Tôn dạy về sự chấm dứt khổ đau như sau: “Này các Tỳ kheo, trong tất cả pháp, dù là pháp hữu vi hay vô vi, pháp giải thoát ly tham (viràga,) là cao cả nhất. Ấy nghĩa là giải thoát khỏi kiêu mạn, diệt trừ tham, nhổ tận gốc sự chấp thủ, cắt đứt sự tiếp tục, dập tắt khát ái, giải thoát, chấm dứt, Niết-bàn.
    Nếu ta theo con đường Đức Phật đã dạy thực hành một cách kiên tâm trì chí, nếu ta tinh tấn đào luyện và thanh lọc bản thân, nếu ta đạt đến mức phát triển tâm linh cần thiết, một ngày kia ta có thể thực chứng Niết-bàn ngay trong ta, không cần phải nhọc trí vì những danh từ lớn lối bí hiểm. Cho nên hạnh phúc trong Phật giáo cũng vậy, người nào thật sự tu tập đoạn trừ tham ái, chấp thủ chính người ấy mới cảm nhận được hạnh phúc.
    Hạnh phúc trong Phật giáo là sự từ bỏ“tham ái, chấp trước” có nghĩa là không vướng bận bất kỳ mọi hoàn cảnh nào, ở trong khổ đau vẫn thấy an vui, hạnh phúc, ở trong đời ngũ trược đầy dẫy sự đau khổ và bất công, chúng ta cũng có thể tự tại, an vui, cho dù chung quanh của ta toàn là ngũ dục, lạc thú. Chúng ta vẫn không vướng mắc đến nó cho nên thật là chí lý khi nói:
    “Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau
    Giải thoát là ung dung trong ràng buộc”
    Chân lý hạnh phúc không chờ đợi ở kiếp sau, và cũng không cần tìm kiếm một nơi nào khác, chân lý có thể hiện hữu ngay bây giờ và ở đây. Trong tất cả mỗi người ai cũng có một nguồn hạnh phúc chân thật, nhưng con người không biết nhìn nhận hạnh phúc này, mà đi tìm cầu cái hạnh phúc giả tạm kia.
    Chuông lòng thánh thoát từ tâm
    Pháp âm thơm ngát, khói trầm quyện bay
    Lòng an, tâm tịnh mỗi ngày
    Dứt phiền não đoạn, tỏ bày tánh chơn ... (Hoa Mai)
    - Trích Thích Trí Giải - 

    Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016



    Có lần khi tôi còn là một thiếu niên, cha tôi và tôi đứng xếp hàng để mua vé vào xem xiếc. Cuối cùng chỉ còn một gia đình đứng sắp hàng giữa chúng tôi và quầy bán vé. Gia đình này đã gây cho tôi một ấn tượng sâu sắc. Gia đình đó có 8 đứa con, tất cả có lẽ đều dưới 12 tuổi. ta có thể nói là họ không có nhiều tiền. Quần áo của họ không phải thuộc loại đắt tiền, nhưng sạch sẽ. Bọn trẻ ngoan ngoãn, tất cả đều đứng xếp hàng phía sau bố mẹ chúng, từng hai đứa một, nắm tay nhau. Chúng nói một cách liếng thoắng về các chú hề, những con voi và những tiết mục khác mà chúng sẽ xem đêm đó. Người ta có thể có cảm giác là trước đó chúng chưa được đi xem xiếc bao giờ. Việc được đi xem xiếc có vẻ như là một nét nổi bật nhất trong cuộc đời trẻ thơ của chúng. 
    Người cha và người mẹ đứng ở đằng đầu lũ trẻ này trông hết sức hãnh diện. Người mẹ nắm tay chồng mình, ngước nhìn ông như muốn nói:"Anh là hiệp sĩ của em trong bộ áo giáp sáng loáng". Ông ấy mỉm cười và ấm lòng với niềm tự hào, ông nhìn bà như muốn trả lời:"Em đã nói đúng". 
    Cô bán vé hỏi người cha muốn mua bao nhiêu vé. Ông hãnh diện trả lời:"Làm ơn bán cho tôi 8 vé trẻ em và 2 vé người lớn để tôi có thể đem cả gia đình vào xem xiếc". 
    Cô bán vé nói giá tiền. 
    Bà vợ rút bàn tay của mình ra khỏi bàn tay ông, đầu bà cuối xuống, môi người đàn ông này bắt đầu run run. Người cha nghiêng người hơi sát hơn vào quầy bán vé một chút và hỏi:"Cô nói bao nhiêu tiền?". 
    Cô bán vé nhắc lại giá tiền. 
    Người đàn ông này không có đủ tiền. 
    Ông phải quay lại để nói với 8 đứa con ông rằng ông không có đủ tiền để đưa chúng vào xem xiếc chăng? 
    Nhìn thấy việc đang diễn ra, cha tôi đút tay vào túi quần của ông rút ra một tờ 20 đola và đánh rơi tờ giấy bạc xuống đất. (Chúng tôi thật sự chẳng giàu có gì!)Cha tôi cúi xuống, nhặt tờ giấy bạc lên, vỗ vào vai người đàn ông và nói:"Xin lỗi ông, tờ giấy bạc này ở túi ông rơi ra." 
    Người đàn ông biết việc gì đang xảy ra. Ông ấy không xin của bố thí nhưng chắc chắn là trân trọng sự giúp đỡ này trong một tình huống tuyệt vọng, đau lòng và bối rối. Ông ấy nhìn thẳng vào mắt cha tôi, nắm lấy tay cha tôi trong cả hai bàn tay của ông ấy, siết chặt vào tờ 20 đola và môi ông run run cùng với lệ tuôn trào trên má, ông ấy nói:"cảm ơn, cảm ơn ông. Số tiền này thực sự rất có ý nghĩa đối với tôi và gia đình tôi" 
    Cha tôi cùng với tôi trở ra xe và lái xe về nhà. Đêm đó chúng tôi không vào xem xiếc, nhưng không phải chúng tôi không vào xem vì không có tiền.

    Sưu tầm
    Relax

    Gánh xiếc

    Yonghuynh  |  at  11:33



    Có lần khi tôi còn là một thiếu niên, cha tôi và tôi đứng xếp hàng để mua vé vào xem xiếc. Cuối cùng chỉ còn một gia đình đứng sắp hàng giữa chúng tôi và quầy bán vé. Gia đình này đã gây cho tôi một ấn tượng sâu sắc. Gia đình đó có 8 đứa con, tất cả có lẽ đều dưới 12 tuổi. ta có thể nói là họ không có nhiều tiền. Quần áo của họ không phải thuộc loại đắt tiền, nhưng sạch sẽ. Bọn trẻ ngoan ngoãn, tất cả đều đứng xếp hàng phía sau bố mẹ chúng, từng hai đứa một, nắm tay nhau. Chúng nói một cách liếng thoắng về các chú hề, những con voi và những tiết mục khác mà chúng sẽ xem đêm đó. Người ta có thể có cảm giác là trước đó chúng chưa được đi xem xiếc bao giờ. Việc được đi xem xiếc có vẻ như là một nét nổi bật nhất trong cuộc đời trẻ thơ của chúng. 
    Người cha và người mẹ đứng ở đằng đầu lũ trẻ này trông hết sức hãnh diện. Người mẹ nắm tay chồng mình, ngước nhìn ông như muốn nói:"Anh là hiệp sĩ của em trong bộ áo giáp sáng loáng". Ông ấy mỉm cười và ấm lòng với niềm tự hào, ông nhìn bà như muốn trả lời:"Em đã nói đúng". 
    Cô bán vé hỏi người cha muốn mua bao nhiêu vé. Ông hãnh diện trả lời:"Làm ơn bán cho tôi 8 vé trẻ em và 2 vé người lớn để tôi có thể đem cả gia đình vào xem xiếc". 
    Cô bán vé nói giá tiền. 
    Bà vợ rút bàn tay của mình ra khỏi bàn tay ông, đầu bà cuối xuống, môi người đàn ông này bắt đầu run run. Người cha nghiêng người hơi sát hơn vào quầy bán vé một chút và hỏi:"Cô nói bao nhiêu tiền?". 
    Cô bán vé nhắc lại giá tiền. 
    Người đàn ông này không có đủ tiền. 
    Ông phải quay lại để nói với 8 đứa con ông rằng ông không có đủ tiền để đưa chúng vào xem xiếc chăng? 
    Nhìn thấy việc đang diễn ra, cha tôi đút tay vào túi quần của ông rút ra một tờ 20 đola và đánh rơi tờ giấy bạc xuống đất. (Chúng tôi thật sự chẳng giàu có gì!)Cha tôi cúi xuống, nhặt tờ giấy bạc lên, vỗ vào vai người đàn ông và nói:"Xin lỗi ông, tờ giấy bạc này ở túi ông rơi ra." 
    Người đàn ông biết việc gì đang xảy ra. Ông ấy không xin của bố thí nhưng chắc chắn là trân trọng sự giúp đỡ này trong một tình huống tuyệt vọng, đau lòng và bối rối. Ông ấy nhìn thẳng vào mắt cha tôi, nắm lấy tay cha tôi trong cả hai bàn tay của ông ấy, siết chặt vào tờ 20 đola và môi ông run run cùng với lệ tuôn trào trên má, ông ấy nói:"cảm ơn, cảm ơn ông. Số tiền này thực sự rất có ý nghĩa đối với tôi và gia đình tôi" 
    Cha tôi cùng với tôi trở ra xe và lái xe về nhà. Đêm đó chúng tôi không vào xem xiếc, nhưng không phải chúng tôi không vào xem vì không có tiền.

    Sưu tầm

    Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016


    Ngày xưa có một hàn sĩ đến kinh để ứng thí. Trong lúc đợi đến ngày thi chàng tạm ngụ tại một quán rộng rãi bề thế. Nhà quán thấy chàng túng thiếu tiền liền cho ra ngủ ngoài chuồng ngựa.
    Một hôm chàng đi thi về ghé lại chuồng ngựa bỗng thấy cháy bùng bùng phía trước, chàng hàn sĩ vừa kêu vừa cứu lửa, vừa chạy tìm đồ dập lửa. Lửa cháy gây thiệt hại cho quán khá nhiều. Chủ quán dẫn chàng lên cáo quan, nói:
    - Gã thư sinh này xin ngụ nhà tôi, hắn không có tiền bạc gì nên tôi không cho ngủ trong nhà, cũng không nỡ đuổi nó, chỉ cho nó ở tạm chuồng ngựa mà không tính tiền. Vì thế nó đâm ra oán hận đốt nhà tôi để trả thù!
    Án quan hỏi:
    - Việc gã thư sinh này đốt nhà mụ, có ai thấy, có ai làm chứng?
    Mụ quán nói:
    - Bẩm quan, trưa vắng ít khách vãng lai, nhưng chính mắt tôi thấy hắn đốt nhà xong, miệng thì hô "lửa cháy", chân thì chạy tìm chỗ trốn.
    Lúc ấy quan án nghĩ thầm: "Có lý nào mụ quán đặt điều để hại gã này? Vì mụ cho hắn ngủ ngoài chuồng ngựa, không tính tiền, vậy là người tốt rồi". Án quan tin lời mụ không cần nghe lời biện bạch của gã thư sinh. Án quan bắt chàng bỏ tù.Hai năm sau mãn án, chàng ghé lại kinh hỏi thăm thì biết tin mình đậu. Nhưng vì không có mặt mình lúc đó để điện thí, thì cầm bằng công cốc. Chàng buồn và hận. Hàn sĩ kia kiếm đâu được bộ áo nho sinh lịch sự, chàng ghé lại quán quầng ra sau chuồng ngựa bật lửa đốt nhà kho rồi chạy ra phía trước, vờ như thực khách mới bước vào quán. Chàng vừa gọi thức ăn vừa đưa mắt nhìn khói phía sau cuốn lên ngùn ngụt... rồi mới hô hoán lên: "Cháy nhà... Cháy nhà", rồi cũng chạy đi tìm gàu múc nước dội lửa. Mọi người xúm lại dập tắt ngọn lửa. Chủ quán dường như không nhớ mặt chàng.
    Hàn sĩ bỏ đi, còn càm ràm mấy tiếng:
    - Ôi cuộc đời! Kẻ có công thì bắt bỏ tù, còn người có tội được thưởng!...
    LỜI BÀN:
    Chàng thư sinh có vẻ như cay cú với cuộc đời. Xét ra mụ quán không có gì độc ác, vì nóng ruột mà thiển cận mới đổ oan cho chàng. Ngày xưa, bậc quân tử không mấy khi biện bạch nỗi oan khúc của mình. Hoặc có biện bạch mà người ta không nghe thì họ cũng không thèm oán hận. Xét cho kỹ, oán hận cũng không lợi gì.
    Nhà Phật nói: "Nỗi oan không nên biện bạch. Vì biện bạch thì không hỉ xả". Nhưng tác giả của bài "Nơi chuồng ngựa" có một ý khác. Ý tác giả muốn nói, người đời thường hay lầm lẫn, hay có những phán đoán chủ quan. Kẻ có công đáng ra phải được thưởng, người có tội phải bị trừng trị. Ở đây thì ngược lại. Để được công bình, xét công và tội của một người, kẻ có trách nhiệm xét việc không nên xét một cách võ đoán.
    Trích: Thuật xử thế của người xưa
    Relax

    Nơi chuồng ngựa

    Yonghuynh  |  at  10:02


    Ngày xưa có một hàn sĩ đến kinh để ứng thí. Trong lúc đợi đến ngày thi chàng tạm ngụ tại một quán rộng rãi bề thế. Nhà quán thấy chàng túng thiếu tiền liền cho ra ngủ ngoài chuồng ngựa.
    Một hôm chàng đi thi về ghé lại chuồng ngựa bỗng thấy cháy bùng bùng phía trước, chàng hàn sĩ vừa kêu vừa cứu lửa, vừa chạy tìm đồ dập lửa. Lửa cháy gây thiệt hại cho quán khá nhiều. Chủ quán dẫn chàng lên cáo quan, nói:
    - Gã thư sinh này xin ngụ nhà tôi, hắn không có tiền bạc gì nên tôi không cho ngủ trong nhà, cũng không nỡ đuổi nó, chỉ cho nó ở tạm chuồng ngựa mà không tính tiền. Vì thế nó đâm ra oán hận đốt nhà tôi để trả thù!
    Án quan hỏi:
    - Việc gã thư sinh này đốt nhà mụ, có ai thấy, có ai làm chứng?
    Mụ quán nói:
    - Bẩm quan, trưa vắng ít khách vãng lai, nhưng chính mắt tôi thấy hắn đốt nhà xong, miệng thì hô "lửa cháy", chân thì chạy tìm chỗ trốn.
    Lúc ấy quan án nghĩ thầm: "Có lý nào mụ quán đặt điều để hại gã này? Vì mụ cho hắn ngủ ngoài chuồng ngựa, không tính tiền, vậy là người tốt rồi". Án quan tin lời mụ không cần nghe lời biện bạch của gã thư sinh. Án quan bắt chàng bỏ tù.Hai năm sau mãn án, chàng ghé lại kinh hỏi thăm thì biết tin mình đậu. Nhưng vì không có mặt mình lúc đó để điện thí, thì cầm bằng công cốc. Chàng buồn và hận. Hàn sĩ kia kiếm đâu được bộ áo nho sinh lịch sự, chàng ghé lại quán quầng ra sau chuồng ngựa bật lửa đốt nhà kho rồi chạy ra phía trước, vờ như thực khách mới bước vào quán. Chàng vừa gọi thức ăn vừa đưa mắt nhìn khói phía sau cuốn lên ngùn ngụt... rồi mới hô hoán lên: "Cháy nhà... Cháy nhà", rồi cũng chạy đi tìm gàu múc nước dội lửa. Mọi người xúm lại dập tắt ngọn lửa. Chủ quán dường như không nhớ mặt chàng.
    Hàn sĩ bỏ đi, còn càm ràm mấy tiếng:
    - Ôi cuộc đời! Kẻ có công thì bắt bỏ tù, còn người có tội được thưởng!...
    LỜI BÀN:
    Chàng thư sinh có vẻ như cay cú với cuộc đời. Xét ra mụ quán không có gì độc ác, vì nóng ruột mà thiển cận mới đổ oan cho chàng. Ngày xưa, bậc quân tử không mấy khi biện bạch nỗi oan khúc của mình. Hoặc có biện bạch mà người ta không nghe thì họ cũng không thèm oán hận. Xét cho kỹ, oán hận cũng không lợi gì.
    Nhà Phật nói: "Nỗi oan không nên biện bạch. Vì biện bạch thì không hỉ xả". Nhưng tác giả của bài "Nơi chuồng ngựa" có một ý khác. Ý tác giả muốn nói, người đời thường hay lầm lẫn, hay có những phán đoán chủ quan. Kẻ có công đáng ra phải được thưởng, người có tội phải bị trừng trị. Ở đây thì ngược lại. Để được công bình, xét công và tội của một người, kẻ có trách nhiệm xét việc không nên xét một cách võ đoán.
    Trích: Thuật xử thế của người xưa


    Hãy cho đi những gì mình có nếu có thể, nếu những người đặc biệt cần nó mà không mong được đền đáp, đạt được một lợi ích nào đó khi cho đi. Thế giới còn rất nhiều những mảnh đời bất hạnh, đói, khổ, sống thiếu thốn hết ngày này qua ngày khác. Chúng ta may mắn hơn họ khi được sinh ra trong sự sung túc, chẳng phải lo nghĩ, nếu so sánh với họ. Chúng ta có cảm thấy liệu đó là điều không công bằng không? họ đâu muốn sinh ra trong hoàn cảnh như vậy, họ cũng muốn vượt lên số phận những điều kiện đâu cho phép, họ cũng muốn một cuộc sống hạnh phúc nhưng liệu có ai cho họ, có ai giúp họ? Còn chúng ta, được gọi là sung túc, hạnh phúc hơn, sinh ra trong sự đùm bọc của cha mẹ, không thiếu cơm ăn, áo mặc, được học tập, được làm những điều mình thích. Liệu đó có phải là sự công bằng mà tạo hóa ban cho con người? Với vai trò là người được ưu ái hơn, chúng ta đã và đang làm những gì, chỉ những gì có lợi cho bản thân là chúng ta làm, liệu đó là suy nghĩ và hành động của những người được ưu ái chăng? Làm người, điều tối thiểu nhất là phải có lòng yêu thương, yêu thương chính bản thân, yêu thương những người xung quanh ta, những người khó khăn. Nhưng có một điều cần nhớ, đừng chỉ dừng lại ở tình thương mà phải hành động. Hãy gạt bỏ tất cả những lợi ích nhỏ nhặt của bản thân, hãy hy sinh, hãy cống hiến, hãy giúp đỡ những người không được ưu ái để họ có được cuộc sống tốt đẹp hơn, để họ có được sự công bằng nhưng có lẽ cái mà họ cần không phải là công bằng mà là hạnh phúc. Hạnh phúc khi được no bụng, hạnh phúc khi không phải chịu giá rét, hạnh phúc khi được đến trường, hạnh phúc khi được làm những gì mình thích, hạnh phúc khi được thực hiện mơ ước... Vì vậy, hãy tìm lại trong con tim giá băng của mình hơi ấm của tình thương để cống hiến những gì bản thân có, cống hiến bằng cả trái tim nhiệt thành bất vụ lợi.
    - Hệ giá trị sống -
    Suy ngẫm

    Cống hiến

    Yonghuynh  |  at  09:37


    Hãy cho đi những gì mình có nếu có thể, nếu những người đặc biệt cần nó mà không mong được đền đáp, đạt được một lợi ích nào đó khi cho đi. Thế giới còn rất nhiều những mảnh đời bất hạnh, đói, khổ, sống thiếu thốn hết ngày này qua ngày khác. Chúng ta may mắn hơn họ khi được sinh ra trong sự sung túc, chẳng phải lo nghĩ, nếu so sánh với họ. Chúng ta có cảm thấy liệu đó là điều không công bằng không? họ đâu muốn sinh ra trong hoàn cảnh như vậy, họ cũng muốn vượt lên số phận những điều kiện đâu cho phép, họ cũng muốn một cuộc sống hạnh phúc nhưng liệu có ai cho họ, có ai giúp họ? Còn chúng ta, được gọi là sung túc, hạnh phúc hơn, sinh ra trong sự đùm bọc của cha mẹ, không thiếu cơm ăn, áo mặc, được học tập, được làm những điều mình thích. Liệu đó có phải là sự công bằng mà tạo hóa ban cho con người? Với vai trò là người được ưu ái hơn, chúng ta đã và đang làm những gì, chỉ những gì có lợi cho bản thân là chúng ta làm, liệu đó là suy nghĩ và hành động của những người được ưu ái chăng? Làm người, điều tối thiểu nhất là phải có lòng yêu thương, yêu thương chính bản thân, yêu thương những người xung quanh ta, những người khó khăn. Nhưng có một điều cần nhớ, đừng chỉ dừng lại ở tình thương mà phải hành động. Hãy gạt bỏ tất cả những lợi ích nhỏ nhặt của bản thân, hãy hy sinh, hãy cống hiến, hãy giúp đỡ những người không được ưu ái để họ có được cuộc sống tốt đẹp hơn, để họ có được sự công bằng nhưng có lẽ cái mà họ cần không phải là công bằng mà là hạnh phúc. Hạnh phúc khi được no bụng, hạnh phúc khi không phải chịu giá rét, hạnh phúc khi được đến trường, hạnh phúc khi được làm những gì mình thích, hạnh phúc khi được thực hiện mơ ước... Vì vậy, hãy tìm lại trong con tim giá băng của mình hơi ấm của tình thương để cống hiến những gì bản thân có, cống hiến bằng cả trái tim nhiệt thành bất vụ lợi.
    - Hệ giá trị sống -

    Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2016

    doi nguoi va phuong cham song
    Thép đã tôi thế đấy
    "Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người"
    Trích: Thép đã tôi thế đấy
    Động lực

    Đời người và phương châm sống

    Yonghuynh  |  at  09:23

    doi nguoi va phuong cham song
    Thép đã tôi thế đấy
    "Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người"
    Trích: Thép đã tôi thế đấy

    Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016


    Binh pháp Tôn Tử có đề cập đến "vào chỗ chết để tìm đường sống" ngụ ý khi đẩy tướng sĩ vào chỗ không còn đường lui thì bằng giá nào họ cũng phải tìm, làm mọi cách để được sống. Hãy tưởng tượng bạn điều khiển một đội quân 10 người đấu với 100 người và bạn không có đường lui, chỉ có chiến đấu, lòng ham sống sẽ trỗi dậy, mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tinh thần thép sẽ tăng lên bội phần, vì họ chỉ có một lựa chọn duy nhất, giành lại sự sống cho bản thân mình.
    Quyết định nghỉ việc ở nơi cũ có thể nói là một quyết định khá táo bạo của tôi và theo nhận xét của đồng nghiệp thì tôi chưa nên nghỉ vào thời gian này, bởi việc mới chưa có thì nghỉ rồi ở nhà làm gì?
    Nhưng tôi thì lại nghĩ khác, trước hết bản thân mình không còn cảm thấy hứng thú với công việc, hàng ngày lặp lại những việc mà không đem lại giá trị gì cho công ty thì tôi nên nghỉ. Thứ hai, tôi quyết định đẩy bản thân mình vào chỗ chết để tìm đường sống, sẽ không có công việc mới, tiền tiêu hàng tháng cũng đang cạn dần và quan trọng bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm thì khó khăn sẽ muôn trùng khó khăn. Không suy nghĩ nhiều, quyết đoán nhanh và với một sự lạc quan, tôi tin rằng khi đẩy bản thân vào chỗ chết thì mình sẽ phát triển hơn bội phần, và cứ thế tôi làm thôi!
    Lao vào làm, vào tìm kiếm đường đi mới thấy vừa áp lực vừa khó khăn nhưng nhiều khi lại khá thú vị. Nghĩ lại lúc đứng trước những lựa chọn là tôi lại cảm thấy dường như mình đã trưởng thành hơn, không chậm chạm, suy nghĩ nhiều như trước và quan trọng mọi thứ có vẻ khá hợp lý.

    Khi bạn đưa ra một quyết định thì cuộc sống sẽ lại đẩy bạn vào những lựa chọn khác, hết khó khăn lại đến khó khăn hoặc hết khó khăn bạn lại thấy tương lai tươi sáng hay mãi mãi không bao giờ hết khó khăn. Tôi lại nghĩ, nếu cuộc sống đẩy bạn vào muôn trùng khó khăn thì đó mới là nơi bạn sẽ trưởng thành hơn đến nỗi bạn sẽ không thể tưởng tượng nổi. Và khi vượt qua nó biết đâu bạn sẽ lại thấy nhớ những khó khăn, mong muốn đời mình nhiều thử thách ấy chứ.
    Sẽ chờ với một tháng đẩy mình vào đường chết, thành hay bại đây!
    13/5/2016
    Suy ngẫm

    Vào chỗ chết để tìm đường sống

    Yonghuynh  |  at  11:12


    Binh pháp Tôn Tử có đề cập đến "vào chỗ chết để tìm đường sống" ngụ ý khi đẩy tướng sĩ vào chỗ không còn đường lui thì bằng giá nào họ cũng phải tìm, làm mọi cách để được sống. Hãy tưởng tượng bạn điều khiển một đội quân 10 người đấu với 100 người và bạn không có đường lui, chỉ có chiến đấu, lòng ham sống sẽ trỗi dậy, mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tinh thần thép sẽ tăng lên bội phần, vì họ chỉ có một lựa chọn duy nhất, giành lại sự sống cho bản thân mình.
    Quyết định nghỉ việc ở nơi cũ có thể nói là một quyết định khá táo bạo của tôi và theo nhận xét của đồng nghiệp thì tôi chưa nên nghỉ vào thời gian này, bởi việc mới chưa có thì nghỉ rồi ở nhà làm gì?
    Nhưng tôi thì lại nghĩ khác, trước hết bản thân mình không còn cảm thấy hứng thú với công việc, hàng ngày lặp lại những việc mà không đem lại giá trị gì cho công ty thì tôi nên nghỉ. Thứ hai, tôi quyết định đẩy bản thân mình vào chỗ chết để tìm đường sống, sẽ không có công việc mới, tiền tiêu hàng tháng cũng đang cạn dần và quan trọng bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm thì khó khăn sẽ muôn trùng khó khăn. Không suy nghĩ nhiều, quyết đoán nhanh và với một sự lạc quan, tôi tin rằng khi đẩy bản thân vào chỗ chết thì mình sẽ phát triển hơn bội phần, và cứ thế tôi làm thôi!
    Lao vào làm, vào tìm kiếm đường đi mới thấy vừa áp lực vừa khó khăn nhưng nhiều khi lại khá thú vị. Nghĩ lại lúc đứng trước những lựa chọn là tôi lại cảm thấy dường như mình đã trưởng thành hơn, không chậm chạm, suy nghĩ nhiều như trước và quan trọng mọi thứ có vẻ khá hợp lý.

    Khi bạn đưa ra một quyết định thì cuộc sống sẽ lại đẩy bạn vào những lựa chọn khác, hết khó khăn lại đến khó khăn hoặc hết khó khăn bạn lại thấy tương lai tươi sáng hay mãi mãi không bao giờ hết khó khăn. Tôi lại nghĩ, nếu cuộc sống đẩy bạn vào muôn trùng khó khăn thì đó mới là nơi bạn sẽ trưởng thành hơn đến nỗi bạn sẽ không thể tưởng tượng nổi. Và khi vượt qua nó biết đâu bạn sẽ lại thấy nhớ những khó khăn, mong muốn đời mình nhiều thử thách ấy chứ.
    Sẽ chờ với một tháng đẩy mình vào đường chết, thành hay bại đây!
    13/5/2016

    Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016


    Sống trên đời, chúng ta đều có những ước mơ của riêng mình, chúng ta lao vào thực hiện nó bất kể ngày đêm bất kể sức khỏe với hy vọng ngày mai tương sáng hơn. Nếu cứ làm, cứ làm, cứ lao vào nó thì thành công chẳng cách chúng ta là mấy đâu em. Cứ thế, cuộc đời sẽ không bất công với chúng ta, sẽ luôn theo sát và ủng hộ chúng ta bất kể ngày đêm.
    Nhưng em à, có ai trên thế gian là hoàn hảo cả đâu, một phần trong con người họ luôn chống lại mặt tốt, tích cực mà chính họ nhiều khi không biết và không để ý, cứ phó mặc cho nó tự thể hiện. Chắc em cũng biết, cái thời ôn thi đại học chứ, chẳng dễ dàng gì đâu nhỉ! Cứ đến tối là cơ mắt mỏi rã rời, còn đâu tâm trí, còn đâu sức mà học mà ôn thi chứ. Đó là lúc con người thứ hai của em trỗi dậy đó, thay vì động viên em vượt qua cơn buồn ngủ, vượt qua sự mệt mỏi để chiến đấu thì nó lại khuyên nhủ em, hãy đi ngủ đi việc còn lại mai tỉnh táo hãy làm tiếp. Nó luôn đưa ra những lý do làm em mềm lòng, làm em cảm thấy yếu đuối, và cuối cùng em chấp nhận nó, nghe theo nó. Vậy, điều đó là sai hay đúng em ơi? Em có quyền được làm thế mà, em có quyền ngủ và khi mỗi sáng thức dậy em lại làm bù, cũng là học thôi có gì sai đâu?
    Không đơn giản em à!đó là khi con người lý trí nhất trong em không còn tồn tại, cuộc sống của em sẽ trở nên phụ thuộc, không còn ước mơ, không còn ý chí vượt qua mà phải nghe theo những thói quen tầm thường. Nó làm chết dần con người em, một con người ưu tú.
    Em đã từng bế tắc trong cuộc sống rồi chứ? đó là lúc em lại sẽ đánh mất mình. Cứ mỗi lúc khó khăn, bế tắc là con người thứ hai lại trỗi dậy, không còn đau khổ, không còn áp lực, mọi thứ sẽ rất an toàn cho em. Con người đó bảo em rằng, em hãy chọn phương án an toàn nhất, không phải mạo hiểm suy nghĩ điều gì cả, như thế em chẳng cần phải gặp biến cố gì trong đời.

    Em đã từng thất bại rồi chứ? làm nhưng kết quả đem lại chẳng như mong muốn, đó là lúc em có thể sẽ đánh mất mình. Thất bại nó chỉ là minh chứng cho hành động của em thôi, khi em hành động chưa đủ thì chưa thể thành công được. Nhưng em có quyền tin rằng, tại sao tôi làm mãi mà không đạt kết quả mong muốn, liệu rằng tôi nên từ bỏ, tôi mệt mỏi lắm rồi và rằng, đừng theo đuổi nó nữa, con đường này không dành cho mình đâu, hãy chọn con đường khác. Em có quyền tin mà phải không em? Nhưng chắc em cũng biết rằng, đó là lúc con người thực của em không còn nữa, trong em là những lựa chọn an toàn, an toàn cho cuộc đời mình và em cứ đi theo, đi theo nó đến hết đời.
    Em đã từng giận, từng nổi nóng với ai đó rồi chứ? lúc đó em cảm thấy họ thật là xấu xa, em chỉ thấy em đúng còn họ luôn sai, em chỉ thấy điều xấu xa trong họ và điều tốt đẹp trong em. Rồi em chỉ thấy họ cần phải biết họ đã sai, họ làm em nổi nóng. Rồi con người em sẽ mất đi lý trí em à, cảm xúc mà ai cũng phải phụ thuộc vào nó. Lúc này, em sẽ không còn là mình nữa, sẽ không yêu thương, sẽ không mong muốn những điều tốt đẹp đến cho họ, sẽ không quan tâm ân cần và sẽ không muốn họ tốt lên. Con người em sẽ sống trong những cơn giận dữ, những buồn bực bủa vây. Đừng đánh mất mình em à, con người thực sự trong em cần phải đứng lên kiểm soát.

    Đến đây, anh muốn nói rằng, cuộc sống chẳng bao giờ sẽ dễ dàng cho chúng ta, em nhất định sẽ phải lựa chọn, em sẽ phải lấn át con người thứ hai trong em, chỉ có vậy em mới sống thực sự có ý nghĩa. Không còn lười biếng, không còn đau khổ, không còn bế tắc và thời gian đó mới thực sự đáng sống đúng không em. Vậy nên, mỗi khi gặp phải những điều tương tự em hãy tự nhủ rằng, "đừng để con người thực sự của mình biến mất", hãy mạnh mẽ đánh bật con người thứ hai, khi đó mọi thứ sẽ trong tầm tay. Tiếp tục mơ và thực hiện nó đi em!
    12/5/2016
    Động lực

    Em ơi! cuộc sống chẳng bao giờ dễ dàng cho chúng ta

    Yonghuynh  |  at  19:29


    Sống trên đời, chúng ta đều có những ước mơ của riêng mình, chúng ta lao vào thực hiện nó bất kể ngày đêm bất kể sức khỏe với hy vọng ngày mai tương sáng hơn. Nếu cứ làm, cứ làm, cứ lao vào nó thì thành công chẳng cách chúng ta là mấy đâu em. Cứ thế, cuộc đời sẽ không bất công với chúng ta, sẽ luôn theo sát và ủng hộ chúng ta bất kể ngày đêm.
    Nhưng em à, có ai trên thế gian là hoàn hảo cả đâu, một phần trong con người họ luôn chống lại mặt tốt, tích cực mà chính họ nhiều khi không biết và không để ý, cứ phó mặc cho nó tự thể hiện. Chắc em cũng biết, cái thời ôn thi đại học chứ, chẳng dễ dàng gì đâu nhỉ! Cứ đến tối là cơ mắt mỏi rã rời, còn đâu tâm trí, còn đâu sức mà học mà ôn thi chứ. Đó là lúc con người thứ hai của em trỗi dậy đó, thay vì động viên em vượt qua cơn buồn ngủ, vượt qua sự mệt mỏi để chiến đấu thì nó lại khuyên nhủ em, hãy đi ngủ đi việc còn lại mai tỉnh táo hãy làm tiếp. Nó luôn đưa ra những lý do làm em mềm lòng, làm em cảm thấy yếu đuối, và cuối cùng em chấp nhận nó, nghe theo nó. Vậy, điều đó là sai hay đúng em ơi? Em có quyền được làm thế mà, em có quyền ngủ và khi mỗi sáng thức dậy em lại làm bù, cũng là học thôi có gì sai đâu?
    Không đơn giản em à!đó là khi con người lý trí nhất trong em không còn tồn tại, cuộc sống của em sẽ trở nên phụ thuộc, không còn ước mơ, không còn ý chí vượt qua mà phải nghe theo những thói quen tầm thường. Nó làm chết dần con người em, một con người ưu tú.
    Em đã từng bế tắc trong cuộc sống rồi chứ? đó là lúc em lại sẽ đánh mất mình. Cứ mỗi lúc khó khăn, bế tắc là con người thứ hai lại trỗi dậy, không còn đau khổ, không còn áp lực, mọi thứ sẽ rất an toàn cho em. Con người đó bảo em rằng, em hãy chọn phương án an toàn nhất, không phải mạo hiểm suy nghĩ điều gì cả, như thế em chẳng cần phải gặp biến cố gì trong đời.

    Em đã từng thất bại rồi chứ? làm nhưng kết quả đem lại chẳng như mong muốn, đó là lúc em có thể sẽ đánh mất mình. Thất bại nó chỉ là minh chứng cho hành động của em thôi, khi em hành động chưa đủ thì chưa thể thành công được. Nhưng em có quyền tin rằng, tại sao tôi làm mãi mà không đạt kết quả mong muốn, liệu rằng tôi nên từ bỏ, tôi mệt mỏi lắm rồi và rằng, đừng theo đuổi nó nữa, con đường này không dành cho mình đâu, hãy chọn con đường khác. Em có quyền tin mà phải không em? Nhưng chắc em cũng biết rằng, đó là lúc con người thực của em không còn nữa, trong em là những lựa chọn an toàn, an toàn cho cuộc đời mình và em cứ đi theo, đi theo nó đến hết đời.
    Em đã từng giận, từng nổi nóng với ai đó rồi chứ? lúc đó em cảm thấy họ thật là xấu xa, em chỉ thấy em đúng còn họ luôn sai, em chỉ thấy điều xấu xa trong họ và điều tốt đẹp trong em. Rồi em chỉ thấy họ cần phải biết họ đã sai, họ làm em nổi nóng. Rồi con người em sẽ mất đi lý trí em à, cảm xúc mà ai cũng phải phụ thuộc vào nó. Lúc này, em sẽ không còn là mình nữa, sẽ không yêu thương, sẽ không mong muốn những điều tốt đẹp đến cho họ, sẽ không quan tâm ân cần và sẽ không muốn họ tốt lên. Con người em sẽ sống trong những cơn giận dữ, những buồn bực bủa vây. Đừng đánh mất mình em à, con người thực sự trong em cần phải đứng lên kiểm soát.

    Đến đây, anh muốn nói rằng, cuộc sống chẳng bao giờ sẽ dễ dàng cho chúng ta, em nhất định sẽ phải lựa chọn, em sẽ phải lấn át con người thứ hai trong em, chỉ có vậy em mới sống thực sự có ý nghĩa. Không còn lười biếng, không còn đau khổ, không còn bế tắc và thời gian đó mới thực sự đáng sống đúng không em. Vậy nên, mỗi khi gặp phải những điều tương tự em hãy tự nhủ rằng, "đừng để con người thực sự của mình biến mất", hãy mạnh mẽ đánh bật con người thứ hai, khi đó mọi thứ sẽ trong tầm tay. Tiếp tục mơ và thực hiện nó đi em!
    12/5/2016

    General

    © 2013 ĐỘNG LỰC. WP Myblog Converted by Bloggertheme9
    Blogger Template. Powered by Blogger.